Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hỗ trợ sinh viên sư phạm 3,63 triệu đồng/tháng: Có thật sự cần thiết khi ra trường vẫn thất nghiệp?

(VTC News) -

Hỗ trợ chi phí cho sinh viên sư phạm nhằm thu hút người giỏi và tạo điều kiện cho các em, nhưng liệu có thực sự cần thiết khi cử nhân ra trường thất nghiệp tràn lan.

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với học sinh, sinh viên sư phạm, lấy ý kiến dư luận.

Trong đó sinh viên sư phạm sẽ được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng cho chi phí sinh hoạt. Nhưng sau tốt nghiệp nếu không công tác đủ thời gian trong ngành sẽ phải chịu bồi hoàn.

Thu hút sinh viên theo học sư phạm

Cô Nguyễn Huệ, giáo viên trường Tiểu học Kim Đồng (Hà Nội) cho biết, khoản tiền hỗ trợ 36,3 triệu đồng nếu được thực hiện sẽ có ý nghĩa với tất cả sinh viên ngành sư phạm nói chung. Các em gần như không phải lo về tài chính trong quá trình đi học. Bởi học phí vốn được miễn, giờ chi phí sinh hoạt lại được hỗ trợ.

Chính sách này được đưa ra theo cô Huệ là để thu hút sinh viên vào các trường sư phạm nhiều hơn. Nhưng nữ giáo viên cho rằng cần có tính toán rõ ràng việc quy định từng đối tượng, hay toàn bộ sinh viên sư phạm đều được hỗ trợ khoản sinh hoạt phí này.

Bên cạnh đó, việc giảm chỉ tiêu đầu vào, nâng cao chương trình học tập, học phí, sinh hoạt phí đều được miễn, đã đến lúc chúng ta tính đến việc đảm bảo đầu ra không ồ ạt, không thất nghiệp cho giáo viên. "Như vậy mới là bước đi vẹn toàn và thu hút được người tài cho ngành", cô Huệ nói.

Dự kiến sinh viên sư phạm sẽ được hỗ trợ sinh hoạt phí 3,63 triệu đồng/tháng.

Đồng quan điểm, thầy Trần Anh Trí, trường Trung học phổ thông Chu Văn An (Hà Nội) bày tỏ, chính sách hỗ trợ sinh viên sư phạm rất thiết thực, nhân văn. Bởi nhiều học trò gia đình không mấy khá giả thường chọn ngành sư phạm để theo học vì được miễn học phí.

Việc hỗ trợ này cần một quỹ tiền lớn và ổn định của các địa phương. Nếu được thông qua, hy vọng dự thảo sẽ thu hút rất nhiều học sinh bám đuổi ước mơ làm giáo viên.

Tuy nhiên, thầy Hoàng Ngọc Đức, giáo viên một trường THPT ở Hà Nội thẳng thắn cho rằng, cần nhìn nhận thực tế, phần đa lý do học trò đưa ra là không thích môi trường, tính chất và đãi ngộ của công việc nhà giáo.

"Chi phí học tập 4 năm ở các trường đại học công lập không quá khó với những gia đình nhà nghèo, chưa nói đến nhà có điều kiện. Các em coi trọng cơ hội và thu nhập từ chọn ngành học ban đầu sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống tương lai", thầy Đức nói.

Đáng buồn hơn, nhiều em học sinh học lực giỏi không muốn thi sư phạm là vì nghĩ đến cơ hội nghề nghiệp tốt hơn chứ không quá đặt nặng vấn đề chi phí học tập. Đó mới là câu chuyện chúng ta thực sự quan tâm đến, thay vì mãi đi vòng quanh không đúng trọng tâm, thầy Đức nói.

Cử nhân sư phạm thất nghiệp tràn lan

Theo hầu hết giáo viên, chính sách mới của Bộ GD&ĐT rất sát thực và có ý nghĩa lớn cho sự phát triển của ngành. Nhưng dự thảo quy định nêu rõ, trường hợp không làm việc đủ thời gian trong ngành sau khi ra trường buộc phải hoàn trả toàn bộ chi phí được hỗ trợ.

Thạc sĩ Cao Nguyên Trang, Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, chính sách hỗ trợ cho sinh viên sư phạm theo hướng này rất tốt, song để thực sự hấp dẫn thì phải đi cùng với giải quyết việc làm cho người học sau ra trường.

Hàng nghìn cử nhân sư phạm tốt nghiệp mỗi năm, trong khi chỉ tiêu tuyển dụng vào ngành ở đa số các địa phương đều rất eo hẹp. Đó là lý do dẫn đến tình trạng cử nhân ra trường thất nghiệp tràn lan, các em không mấy mặn mà với nghề.

Theo ThS Trang, để khuyến khích thí sinh thi vào sư phạm, nên có mức lương hấp dẫn. Khoản tiền để hỗ trợ sinh hoạt cho phí hàng trăm nghìn sinh viên sư phạm mỗi năm, đủ để tăng lương giáo viên địa phương, dù chỉ vài trăm ngàn đồng.

“Học sư phạm thực chất là học một nghề kiếm sống, bỏ tiền ra học là bình thường. Nhà nước có chính sách hỗ trợ học phí là đủ, còn hỗ trợ sinh hoạt phí không quá cần thiết”, vị này cho hay.

Nhiều giáo viên băn khoăn việc hỗ trợ chi phí sinh hoạt có thật sự cần thiết.

Thầy Nguyễn Văn Sơn, hiệu trưởng một trường THPT cho rằng, với xu thế hiện nay, sinh viên vào được đại học nhưng ra trường làm trái ngành là chuyện bình thường.

Thay vì chính sách hỗ trợ để có sinh viên theo học ngành sư phạm, Bộ GD&ĐT nên tập trung để lương của giáo viên cao. Cũng như sau khi tốt nghiệp không có người bỏ nghề, tức là ngành sẽ có sức hút lớn.

Thầy Sơn nói, muốn kéo người giỏi về với nghề thì ngoài tiền lương, cần quan tâm đến chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc. Không thể để một không gian nặng thủ tục hành chính, một giáo viên “ôm đồm” vài nhiệm vụ, ngày dạy học hơn 10 tiếng… mấy ai còn sức để sáng tạo “dạy tốt, học tốt”.

 

Hà Cường

Tin mới