Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ngang nhiên dựng 2 trạm nghiên cứu ở Trường Sa: Đừng mong Trung Quốc ôn hoà hơn vì Covid-19

(VTC News) -

Trước việc Trung Quốc xây dựng trái phép 2 trạm nghiên cứu tại Trường Sa, chuyên gia Adam Ni đánh giá, các hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ tiếp tục leo thang và đừng nên mong đợi Trung Quốc sẽ trở nên ôn hòa hơn ở vùng biển này vì đại dịch Covid-19.

Tân Hoa xã hôm 23/3 đưa tin về 2 trạm quân sự mà Trung Quốc xây dựng phi pháp trên đá Chữ Thập và đá Su Bi trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Theo nhà nghiên cứu Collin Koh, thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam (Singapore), các cơ sở này tạo thành một phần quan trọng trong mạng lưới quan sát đại dương được Trung Quốc “miệt mài” xây dựng trong những năm gần đây.

Ông Koh cho rằng việc Bắc Kinh lựa chọn thời điểm Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đang gồng mình chống Covid-19 để thông báo là có ý đồ. 

"Việt Nam không phải là nạn nhân duy nhất ở đây. Trung Quốc phần nào lợi dụng thực tế là các chính phủ ASEAN đang phải gồng mình chống dịch Covid-19 khiến họ không chú ý nhiều tới Biển Đông. Trong bất cứ trường hợp nào, giới tinh hoa ở Bắc Kinh vẫn không buông tha cho các vấn đề lợi ích cốt lõi của quốc gia mình.

Đó là lý do tại sao họ tiếp tục gây áp lực quân sự đối với Đài Loan và lên tiếng phản ứng trước hoạt động bảo vệ tự do hàng hải (FONOP) của chiến hạm Mỹ USS McCampbell gần quần đảo Hoàng Sa hôm 10/3", ông cho hay. 

Trung Quốc vừa cho xây dựng phi pháp 2 trạm nghiên cứu trên đá Chữ Thập và Su Bi. (Ảnh: Getty)

Mạng lưới nghiên cứu của Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) trong trường hợp này có thể được xem là ví dụ cho thấy Trung Quốc sẽ không tạm ngưng các hoạt động tại Biển Đông chỉ vì Covid-19.

Trong suy nghĩ của Bắc Kinh, mọi thứ vẫn hoạt động dù đại dịch Covid-19 đang quét qua thế giới.

koh copy.jpg

Trong bất cứ trường hợp nào, giới tinh hoa ở Bắc Kinh vẫn không buông tha cho các vấn đề lợi ích cốt lõi của quốc gia mình.

Nhà nghiên cứu Collin Koh, Viện Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam (Singapore)

Các động thái mới đây cũng cho thấy bất chấp các kịch bản, Trung Quốc vẫn duy trì hoạt động của mình tại Biển Đông. Chỉ là khi virus tấn công, nó cho thấy cảm giác cấp bách hơn nữa khi Trung Quốc vẫn tiếp tục thúc đẩy các hoạt động phi pháp và rằng họ sẽ không từ bỏ chỉ vì một diễn biến nào đó.

Ông Koh phân tích, so với các hoạt động quân sự hóa và tuần tra ở Biển Đông, các biện pháp dân sự, phi quân sự thường ít bị để ý hơn. Nhưng hiệu quả cuối cùng là như nhau.

"Những hoạt động này sẽ dẫn đến các kết quả tương tự là thúc đẩy các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, củng cố các tiền đồn mà họ chiếm đóng trái phép. Các cơ sở nghiên cứu biển này cũng không hề vô hại như những gì mà Bắc Kinh nói.

Trung Quốc gắn cho nó cái mác là được thiết kế để đóng góp kiến thức khoa học biển ở Biển Đông.

Nhưng các cơ sở này tạo thành một phần quan trọng trong nỗ lực hợp nhất dân sự và quân sự của Trung Quốc. Dữ liệu thu thập thông qua các cơ sở này sẽ được sử dụng cho các mục đích quân và dân sự", ông Koh kết luận. 

Thực tế, mạng lưới quan sát đại dương này nghe qua thì giống như các vệ tinh quan sát Trái đất, có vẻ “khá dân sự” và “vô hại”. Nhưng về mặt quân sự, nó liên quan tới việc nghiên cứu hàng hải (bao gồm cả khu vực dưới đáy biển), phục vụ các các hoạt động quân sự và tuần duyên của Trung Quốc tại Biển Đông.

"Các trạm nghiên cứu của Trung Quốc sẽ cho phép và tạo điều kiện để Bắc Kinh tiếp tục các hoạt động trên Biển Đông cũng như tối ưu hóa việc sử dụng chiến thuật cưỡng chế tại vùng biển này", ông Koh cho hay. 

Video: Gạc Ma- Ký ức bi tráng

Vị chuyên gia hàng hải này cho rằng với những gì mà Trung Quốc từng làm nhiều năm qua, đây không phải là một động thái gây ngạc nhiên.

"Trung Quốc đang sử dụng một bộ công cụ đa dạng bao gồm ngoại giao, chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học để khẳng định các yêu sách của mình nhằm mục đích củng cố và tăng cường vị thế của mình trên Biển Đông.

Bên cạnh các hoạt động quân sự và tuần duyên, Trung Quốc bắt đầu chuyển sang các hoạt động mà họ gắn mác là “dân sự”, “vô hại”, như trong trường hợp này là xây dựng trạm nghiên cứu mà họ nói là phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học", ông cho biết. 

Theo ông Koh, đây là một phần trong các nỗ lực bồi đắp phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Họ cho xây dựng các ngọn hải đăng, triển khai các phương tiện tìm kiếm và cứu hộ và giờ là 2 trạm nghiên cứu. Tất cả đóng góp vào cái mà Bắc Kinh gọi là các phương tiện, thiết bị thúc đẩy an toàn hàng hải và ứng phó khẩn cấp.

"Nhưng Bắc Kinh nói là một chuyện, cách các nước nhìn nhận về các hoạt động này là một điều hoàn toàn khác. Chúng có thể hết sức khác biệt", ông nói. 

Nhà nghiên cứu Collin Koh thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam (Singapore).

Trung Quốc trong những năm gần đây bồi đắp và xây dựng trái phép các bãi đá thành đảo nhân tạo nhằm mở rộng khả năng giám sát các hoạt động của các bên tranh chấp ở Biển Đông bất chấp sự phản đối của nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. 

2 cơ sở nghiên cứu phi pháp vừa được xây dựng do Trung tâm nghiên cứu tích hợp đảo và đá ngầm thuộc Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc quản lý, gồm một số phòng thí nghiệm về sinh thái, địa chất và môi trường giúp hỗ trợ điều tra thực địa, lấy mẫu và nghiên cứu khoa học ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tôi không nghĩ rằng nỗ lực khẳng định các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc đang tiếp tục nỗ lực trong cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu vì vấn đề này cực kỳ quan trọng với Trung Quốc.

Theo tôi, các hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ tiếp tục leo thang và đừng nên mong đợi Trung Quốc sẽ trở nên ôn hòa hơn ở vùng biển này vì virus”.

(Chuyên gia Adam Ni tại Trung tâm chính sách Trung Quốc tại Canberra, Australia)

Song Hy

Tin mới