Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Video: NASA phát hiện ‘siêu trái đất’ tồn tại ngay gần chúng ta

Nằm ở khoảng cách chỉ 31 năm ánh sáng, hành tinh GJ 357 d rất có thể phù hợp với cuộc sống và đủ gần để quan sát chi tiết.

Video: NASA phát hiện ‘siêu trái đất’ tồn tại ngay gần chúng ta

Kính viễn vọng không gian TESS mới đây phát hiện ra một “siêu trái đất” nằm rất gần với chúng ta: đó là một hành tinh đá, lớn hơn Trái Đất nhiều lần và về mặt lý thuyết là phù hợp cho sự phát triển của sự sống. Thông tin trên được nhà khoa học Lisa Kaltenegger từ Đại học Cornell cùng các đồng nghiệp công bố trên tạp chí Astronomy & Astrophysics.

Hệ thống GJ 357 nằm trong chòm sao Hydra, cách chúng ta 31 năm ánh sáng: ở trung tâm nó là một ngôi sang hạng M - sao lùn đỏ nhỏ hơn Mặt Trời 3 lần, xung quanh có ít nhất 3 hành tinh. Một trong số đó là GJ 357 d – nằm trong “vùng có thể sống được”, bởi nhiệt đó trên nó được duy trì trong khoảng khá thoải mái.

 Hình ảnh mô phỏng hệ thống ngôi sao GJ 357. (Ảnh: NASA)

Hồi tháng 2, TESS xác định rằng ngôi sao GJ 357 định kỳ giảm độ sáng cứ sau 3,9 ngày. Từ đó người ta phát hiện ra hành tinh GJ 357 b lớn hơn khoảng 22% và cũng nóng hơn Trái Đất. Các quan sát sau đó cũng cho thấy dấu vết của 2 hành tin nữa. Khi đó, bà Kaltenegger cùng các đồng nghiệp đã quyết định nghiên cứu kỹ hơn về hệ thống này.

Theo đó, các nhà khoa học không những xem xét kết quả của việc các hành tinh này đi qua nền của ngôi sao, mà còn tập trung nghiên cứu lực hấp dẫn của chúng. Theo ước tính, hành tinh thứ hai trong hệ thống GJ 357 có trọng lượng nặng hơn ít nhất 3,4 lần so với Trái Đất và nóng trên 120 độ C.

Trong khi đó, GJ 357 d nằm ở quỹ đạo ngoài cùng và hoàn thành một vòng quay của mình trong gần 56 ngày. Nó ở gần ngôi sao hơn 5 lần so với khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời. Tuy nhiên, GJ 357 lại có độ sáng yếu hơn so với Mặt Trời của chúng ta, do đó hành tinh GJ 357 d vẫn nằm trong “vùng có thể sống được”.

Các nhà khoa học sau đó đã tiến hành mô hình hóa các tín hiệu quang phổ mà GJ 357 d có thể tạo ra, từ đó phác họa các vùng khí hậu khác nhau, nguồn nước, thành phần khí quyển và các yếu tố khác.

Nếu như GJ 357 d có bầu khí quyển khá đậm đặc, thì trên bên mặt của nó lại có tồn tại nước ở dạng lỏng giống như trên Trái Đất. Và chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng nhận thấy dấu hiệu của sự sống với những chiếc kính thiên văn tiên tiến”, - bà Kaltenegger khẳng định.

Văn Đức

Tin mới