Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tổng thống Trump tính dùng máy phát hiện nói dối để tìm người 'đâm sau lưng'

Việc quá nhiều lần bị "đâm sau lưng" khiến Tổng thống Trump nghĩ tới việc dùng máy phát hiện nói dối để kiểm tra 'độ trung thành' của các nhân viên Nhà Trắng.

Politico dẫn lời 4 quan chức Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Trump nhiều lần thảo luận với các trợ lý về việc sử dụng máy phát hiện nói dối để vạch trần người cung cấp thông tin cho báo giới sau mỗi lần tin tức bên trong Tòa Bạch Ốc bị rò rỉ ra bên ngoài. 

“Ông ấy nói rất nhiều về nó. Ông ấy muốn mọi nhân viên phải trải qua bài kiểm tra nói dối để tìm ra ai là người đã mồi tin cho báo chí", một cựu quan chức nói. 

Ông này còn cho biết một số quan chức Nhà Trắng sẵn sàng tham gia thử thách thức này để chứng minh sự trong sạch của bản thân. 

Tổng thống Trump từng nhiều lần đề xuất sử dụng máy phát hiện nói dối. (Ảnh: AP) 

Tuy nhiên, thư ký báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham khẳnh định bà chưa từng nghe tới đề xuất này. 

"Tôi làm việc với tổng thống từ tháng 7/2015 và có thể khẳng định chắc chắn rằng tôi chưa bao giờ nghe đến đề xuất dùng máy đo chỉ số như một cách để ngăn chặn tin tức rò rỉ", bà Grisham nói. 

Theo nguồn tin của Politico, ông Trump bắt đầu tính chuyện thực hiện các bài kiểm tra nói dối sau khi các bài báo về 6 tháng đầu tiên của ông được đăng tải, trong đó nhấn mạnh dẫn nguồn tin bên trong Nhà Trắng. 

Thông tin trên được Politico đăng tải trong bối cảnh nhà lãnh đạo Mỹ đang bị cuốn vào cuộc điều tra luận tội liên quan tới cuộc điện đàm gây tranh cãi của ông với người đồng cấp Ukraine. 

Đảng Dân chủ nói khiếu nại của người tố cáo nói ông Trump lạm quyền trong cuộc điện đàm là nguồn cơn khiến họ khởi động cuộc điều tra. 

Danh tính của người tố cáo cho tới nay vẫn là một bí ẩn. Nhưng New York Times nói người này là một cựu quan chức CIA, từng làm việc tại Nhà Trắng nhưng đã quay lại CIA sau khi đưa ra đơn khiếu nại. 

Người tố giác không được nghe trực tiếp cuộc gọi hồi tháng 7, nhưng nó được thuật lại thông tin từ một quan chức Nhà Trắng. 

Quan chức tình báo thứ 2 cũng được cho là đang cân nhắc nộp đơn khiếu nại hoặc làm chứng trước Quốc hội về yêu cầu Ukraine điều tra ông Biden của ông Trump. Quan chức tình báo này nằm trong số những người được Tổng thanh tra Cộng đồng Tình báo Michael Atkinson phỏng vấn đề chứng thực các cáo buộc mà người tố cáo đầu tiên đưa ra.

Về phần mình, Tổng thống Trump hết sức tức giận trước thông tin mà người tố giác cung cấp. Ông khẳng định đây đều là các thông tin lừa đảo và nhấn mạnh mong muốn được gặp người tố giác mình. 

Hồi tháng 2, nhà lãnh đạo Mỹ từng nổi cơn thịnh nộ khi một quan chức trong chính quyền cung cấp cho tờ Axios lịch trình làm việc của ông. Theo lịch trình này, 60% thời gian làm việc trong ngày của ông Trump được xếp vào dạng "thời gian điều hành", tức là khoảng thời gian không có các sự kiện và dành cho việc nghe điện thoại, đọc báo, lướt Twitter và xem truyền hình.

Vài tháng trước đó, New York Times đăng tải bài viết ẩn danh của một quan chức Nhà Trắng trong đó khẳng định cách lãnh đạo của ông Trump đang gây sợ hãi và khiến các cố vấn phải đau đầu tìm cách ngăn ông lại vì “lợi ích quốc gia”. 

Tổng thống Trump khi đó cũng hết sức giận dữ trước thông tin và yêu cầu các trợ lý truy ra bằng được vị quan chức này. 

Song Hy

Tin mới