Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thương chiến Mỹ-Trung: Sở hữu ‘vũ khí’ nghìn tỷ USD, vì sao Trung Quốc không dám tấn công?

Xả "cơn lũ" nghìn tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ có thể tạo tác động ngược, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của chính Trung Quốc.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bước vào giai đoạn nguy hiểm. Bắc Kinh phá giá đồng nhân dân tệ sau khi chính quyền ông Trump đe dọa sẽ áp thuế đối với gần như mọi hàng hóa xuất khẩu của nước này.

Mỹ sau đó gán cho Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, làm rạn nứt càng thêm sâu sắc. Các sàn giao dịch rung chuyển và đe dọa các nền kinh tế toàn cầu. Điều gì xảy ra tiếp theo vẫn chưa thể dự đoán được.

Trung Quốc cho biết họ sẵn sàng chiến đấu nếu cần thiết. Và họ có một vũ khí cực kỳ mạnh mẽ trong tay: họ là “chủ nợ” lớn nhất của chính phủ Mỹ.

 (Ảnh minh họa)

Theo CNN, về lý thuyết, Bắc Kinh có thể gây ra sự hoảng loạn trên thị trường bằng cách bán một phần trong số 1,1 nghìn tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ mà họ sở hữu. Xả một "cơn lũ" trái phiếu chính phủ Mỹ, họ sẽ khiến lợi suất (hoặc lãi suất) tăng vọt và khiến chi phí vay mượn của Mỹ tăng lên.

Nhưng có những lý do khiến Trung Quốc khó quyết định “bóp cò”. Đầu tiên, biện pháp có thể không đạt hiệu quả mong muốn. Thứ hai, nó có thể phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của chính Trung Quốc.

“Nút bấm hạt nhân”

 

Nếu Trung Quốc 'vũ khí' hóa việc nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ, điều đó sẽ gửi một thông điệp rất đáng báo động tới các nhà đầu tư toàn cầu.

Michael Hirson, chuyên gia về Trung Quốc tại Eurasia Group

Quyết định liên quan đến đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong những ngày gần đây như một phát súng cảnh cáo. Các điều kiện đã chín muồi để họ đưa ra quyết định “bấm nút” nhắm bắn mục tiêu nếu cần.

Theo CNN, nếu Trung Quốc thực sự muốn làm náo loạn nước Mỹ, việc bán những gì họ sở hữu sẽ khiến lợi suất tăng đột biến. Và vì lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đóng vai trò chuẩn mực cho tín dụng kinh doanh và tiêu dùng, giá nợ doanh nghiệp, thế chấp và cho vay sau đó sẽ tăng lên, khiến tăng trưởng kinh tế Mỹ chững lại.

Đồng USD cũng có thể bị ảnh hưởng khi báo động lan rộng.

Tuy nhiên trong thực tế, một động thái như vậy mang lại rủi ro lớn và không phù hợp với chiến lược hiện tại của Trung Quốc, theo Michael Hirson tại Eurasia Group, từng là đại diện trưởng của Kho bạc Mỹ tại Bắc Kinh.

"Chúng tôi rõ ràng đang trong một chu kỳ leo thang," Hirson nói. "Nhưng tôi nghĩ động cơ chính của Bắc Kinh ngay bây giờ trong cuộc chiến thương mại là có thể chịu được áp lực từ Trump, hay ưu tiên khả năng phục hồi của nền kinh tế."

Câu hỏi đau đầu cho Bắc Kinh

Việc từ bỏ trái phiếu chính phủ Mỹ có thể phản tác dụng, vì đây là những gì còn lại Bắc Kinh cần để bảo vệ đồng tiền. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ cố gắng tạo ra sự sụt giảm có kiểm soát của đồng nhân dân tệ trong những tháng tới, cho phép nước này giảm bớt một số áp lực đối với nền kinh tế mà không gây ra một cuộc “di cư vốn”.

Thứ hai, việc bán tháo trái phiếu chính phủ Mỹ sẽ làm suy yếu nỗ lực của Trung Quốc khi thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn và trái phiếu. "Họ cần dòng vốn nước ngoài làm đệm cho đồng tiền trong cuộc chiến thương mại," Hirson nói.

Thứ ba, vũ khí này cũng có thể không hiệu quả để chiến đấu với Mỹ. "Thời điểm nó bắt đầu có tác động tiêu cực lớn đối với Mỹ, FED có thể sẽ phản ứng", ông nói. Trong một báo cáo năm 2012 trước Quốc hội, Bộ Quốc phòng chỉ ra rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hoàn toàn có khả năng mua số trái phiếu Mỹ mà Trung Quốc xả ra thị trường để kiềm chế hậu quả kinh tế.

Hơn nữa, Trung Quốc không có nhiều nơi thay thế để giữ 3,1 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại hối. Trái phiếu Đức và Nhật Bản là một lựa chọn, nhưng chúng mang lại lợi nhuận bằng không. Lợi suất 1,63% của khoản nợ chính phủ Mỹ trong 10 năm có vẻ tốt hơn nhiều so với tỷ lệ hoàn vốn âm 0,59% đối với trái phiếu tương đương của Đức, bởi điều đó không khác gì trả tiền cho Đức để cho Đức vay tiền!

Phương Anh

Tin mới