Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nỗi sợ hãi mang tên ‘điệp viên’ bao trùm Kremlin

Điệp viên ngầm của Mỹ tiếp cận được với trợ lý của Tổng thống Nga, và có lẽ sẽ không ai nhận ra điều đó nếu như người Mỹ không tự "vạch áo cho người xem lưng".

Nguồn cung cấp tin tình báo cho Mỹ được cho là Oleg Smolenkov, người giữ các vị trí cao trong bộ máy của chính phủ Nga và được cho rút khỏi Điện Kremlin sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, có thể nắm giữ bí mật nhà nước - tờ Kommersant nhận định.

Theo đánh giá của ấn phẩm này, cho đến nay chưa có thông tin đáng tin cậy nào về việc Smolenkov có nắm giữ thông tin giá trị hay không. Một số nguồn tin cho biết “điệp viên CIA” này chỉ tham gia vào các công việc mang tính kỹ thuật – ông ta chịu trách nhiệm mua sắm, tổ chức các chuyến công tác và thực hiện chỉ lệnh trực tiếp từ cấp trên. Do đó, ông ta không thể nói với người Mỹ bất cứ điều gì quan trọng, ngoại trừ những tin đồn.

Trong khi đó, theo một số nguồn tin khác, Smolenkov từng làm việc tại Đại sứ quán Nga ở Washington cùng với trợ lý hiện tại của Tổng thống Nga về các vấn đề quốc tế, Yuri Ushakov, và sau khi trở về Matxcơva vẫn tiếp tục làm việc dưới trướng ông. Thông qua ông Ushakov – người có quyền tiếp cận trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Smolenkov hoàn toàn có khả năng nắm được những thông tin quan trọng.

 Nỗi sợ hãi mang tên ‘điệp viên’ bao trùm Kremlin. (Ảnh: TASS)

Theo Interfax, người đại diện văn phòng Tổng thống Nga, bà Elena Krylova, nói rằng Oleg Smolenkov không làm việc cho họ. Tuy nhiên, sau đó, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov lại thừa nhận rằng Oleg Smolenkov thực sự có làm việc trong chính quyền Tổng thống, nhưng đã bị sa thải vài năm trước. Đồng thời, ông cũng cho biết thêm rằng vị trí của Smolenkov không nằm trong số các quan chức cấp cao.

Bản thân Tổng thống Donald Trump cũng nói rằng ông không hề biết gì về câu chuyện liên quan đến “người cung cấp tin tình báo” ở Nga.

Theo thượng nghị sĩ Nga Franz Klintsevich, khi cho đăng tải những thông tin giả mạo này, CNN đã thực hiện chỉ lệnh liên quan đến một nỗ lực khác nhằm làm hạ uy tín của ông Trump, cố gắng biến Tổng thống Mỹ thành “một người có khả năng làm lộ mạng lưới tình báo Mỹ”.

Điều này là hoàn toàn có thể. Chính ông Trump trước đó cũng không ít lần đề cập đến CNN trong danh sách được gọi là “Fake News” – các kênh truyền thông lan truyền thông tin sai lệch về cá nhân ông. Bên cạnh đó, chiến dịch bầu cử ở Mỹ cũng đã thực sự bắt đầu. Các đối thủ của Tổng thống Mỹ đương nhiệm cũng có thể bắt đầu tăng cường các chiến dịch chống lại ông.

Để hiểu rõ về tính chất của sự việc, hãng tin SvPressa có cuộc phỏng vấn với các ông Stanislav Byshok, Giám đốc điều hành của tổ chức giám sát CIS-EMO, và nhà nghiên cứu chính trị Ivan Lizan.

- Thưa ông Stanislav Byshok, tại sao những thông tin trên lại xuất hiện đúng vào thời điểm này? Ai là người cần điều đó?

Logic từ cuộc đối đầu bằng các lệnh trừng phạt và cuộc khẩu chiến giữa Washington và Matxcơva, trong bối cảnh được thúc đẩy mạnh hơn khi cuộc bầu cử Mỹ sắp tới gần, cho thấy một sự thật: những câu chuyện kiểu như thế này cần phải đưa ra trước công chúng đều đặn mỗi quý một lần. Không chắc liệu câu chuyện liên quan đến Smolenkov có gắn liền với một sự kiện cụ thể nào hay không, nhưng đơn giản là thời hạn đã đến. Cuộc chiến thông tin, giống như cơm bữa, là đều đặn và theo lịch trình.

- Ông Trump thực sự có thể làm lộ danh tính điệp viên Mỹ? Mối lo ngại đó xuất phát từ đâu? Liệu có phải tình báo Mỹ không tin tưởng Tổng thống đến mức họ không những không cho ông ấy biết về công việc của mình, mà còn hành động trái ý ông?

Có cảm giác như nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump chỉ toàn bao trùm là các vụ bê bối, chuyện tiếu lâm và bê bối tiếu lâm. Thật khó để nói có bao nhiêu phần trăm trong đó là sự thật, và bao nhiêu là tiểu thuyết báo chí. Các cơ quan tình báo, theo truyền thống, vẫn luôn hoạt động tự chủ đáng kể với chính quyền Tổng thống, và từ đó cũng có được sự an toàn nhất định. Mặc dù không tin vào những câu chuyện tiếu lâm về ông Trump, nhưng dù sao họ vẫn không dám đánh cược với số phận của mình.

- Câu chuyện này, trên thực tế, có thể ảnh hướng đến tỷ lệ ủng hộ của ông Trump?

Không thể nào. Câu chuyện đã trôi qua và sẽ bị lãng quên nếu không phải ngày mai, thì là 1 tuần sau. Sau đó, rồi sẽ lại có những câu chuyện khác, dù cho không làm tăng tỷ lệ ủng hộ của ông Trump, nhưng cũng khó có thể hạ thấp nó.

- Còn đối với Nga, câu chuyện này có ý nghĩa như thế nào? Smolenkov thực sự có thể gây ra bao nhiêu thiệt hại cho Nga? Những kết luận nào nên được rút ra và làm thế nào để tự bảo vệ khỏi những vụ việc tương tự?

Nhìn bề ngoài, tất nhiên, có một lời khuyên thế này: tốt hơn hết là nên tuyển dụng điệp viên trong số các quan chức nhà nước cấp cao, chứ không nên tìm kiếm các điệp viên nước ngoài trong số các đại diện xã hội dân sự. Câu chuyện về Smolenkov, theo tôi nghĩ, là một trường hợp hãn hữu, và rõ ràng, sẽ được tình báo Nga đặc biệt rút kinh nghiệm. Giờ đây, việc đi nghỉ ngơi với gia đình ở Montenegro có lẽ sẽ đòi hỏi phải có lý do chính đáng.

- Vậy còn ông Ivan Lizan. Theo ông, tại sao câu chuyện trên lại xuất hiện vào thời điểm này? Liệu có liên quan đến cuộc bầu cử sắp tới ở Mỹ không?

Vâng, lý do rất có thể là tình hình chính trị nội bộ của Mỹ. Đảng Dân chủ một lần nữa cố gắng “làm tổn thương” ông Trump. Và lần này họ muốn cho thấy ông là một Tổng thống không đáng tin cậy.

- Ông Trump có thể sơ suất làm lộ điệp viên Mỹ không?

Tôi nghi ngờ điều đó. Bởi nếu thế thì ông ấy đã bị luận tội ngay lập tức.

- Có thiệt hại lớn nào cho Nga hay không?

Tất cả còn phụ thuộc vào nguồn thông tin mà ông ta có quyền tiếp cận. Điện Kremlin khẳng định rằng ông ta thực sự không biết bất cứ điều gì. Washington thì lại nói đây là một điệp viên có giá trị bậc nhất. Mỗi bên có lý do riêng để nói sự thật hay che giấu nó. Do đó, chúng ta sẽ khó mà có thể biết được về giá trị thật của ông ta trong một thời gian ngắn.

Văn Đức

Tin mới