Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ảnh: Cháy rừng Indonesia, Malaysia và Singapore ngập ngụa trong khói bụi

Malaysia phải phát nửa triệu khẩu trang cho dân sau khi các vụ cháy rừng lớn ở Indonesia lan khói và bụi dày đặc sang các nước láng giềng.

Những vụ cháy rừng dữ dội hoành hành khắp các vùng Sumatra và Kalimantan, Indonesia trong những tuần gần đây. Hơn 930.000 ha diện tích bị đốt cháy, hàng trăm cư dân phải sơ tán và hơn 9.000 nhân viên được triển khai để chiến đấu với ngọn lửa, theo CNN Indonesia.

 (Ảnh: Reuters)

Gần đó, Singapore và Malaysia "nghẹt thở" trong đám mây dày đặc cả tuần, với chất lượng không khí ở mức "không an toàn".

Các vụ hỏa hoạn được cho là do nông dân sử dụng các kỹ thuật đốt để dọn sạch vùng đất giàu sinh thái - tương tự như nguồn cơn dẫn đến các đám cháy không thể kiểm soát ở Amazon, Brazil vào mùa Hè này.

Hôm 10/9, Cơ quan quản lý thiên tai quốc gia Malaysia phát nửa triệu khẩu trang cho bang Sarawak, nơi có chỉ số ô nhiễm không khí (API) tăng đột biến. 409 trường học trong tiểu bang đóng cửa cùng ngày trước khi mở cửa trở lại vào hôm nay, Bernama đưa tin.

Trong 24 giờ qua, 11 trong số 16 tiểu bang và vùng lãnh thổ Malaysia ghi nhận các mức API trong phạm vi "không an toàn" từ 101-200. Quận Rompin ở Pahang ghi nhận mức cao nhất, đạt tới cấp độ "rất không an toàn" cao nhất là 232.

Tại Singapore, API đạt mức cao nhất 151 ngày 10/9, chủ yếu trong phạm vi "không an toàn" cả ngày. Để so sánh, vào 11/9, API ở New York 7 và London là 24. Ngay cả Bắc Kinh, một thành phố "nổi tiếng" về ô nhiễm, cũng đo được mức "tốt" là 50.

Hình ảnh ngày 10/9 cho thấy Tòa tháp đôi Petronas mang tính biểu tượng ở Malaysia, phủ kín trong khói xám. Truyền thông địa phương cho biết nhiều người dân đeo khẩu trang và ở trong nhà.

 (Ảnh: Reuters)

Vấn đề này không phải là mới. Trong nhiều năm, các vụ hỏa hoạn ở Sumatra khiến phần còn lại của Indonesia thậm chí Singapore và Malaysia ngập trong khói bụi. Đôi khi, API ở Indonesia đạt tới mức 1.000, với tầm nhìn giảm xuống dưới 100 mét. Cháy bắt nguồn từ việc đốt đất để sản xuất nhộng, giấy và dầu cọ - những ngành công nghiệp tàn phá rừng Indonesia trong nhiều năm. Các hạt trong ô nhiễm do đốt cháy có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, hô hấp và ung thư, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

 (Ảnh: Reuters)

Các nhà chức trách ở Indonesia đã cố gắng ngăn chặn việc đốt rừng. Đó là một hành vi bất hợp pháp và những người bị kết tội có thể bị phạt tới 10 tỷ rupiah (700.000 USD), ban quản lý phải đối mặt với án tù lên tới 10 năm - nhưng nạn phá rừng vẫn tiếp diễn. Tháng trước, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết ông cảm thấy "xấu hổ" vì hỏa hoạn, thừa nhận ảnh hưởng của khói đối với Singapore và Malaysia.

(Ảnh: Reuters)

(Ảnh: AP)

(Ảnh Reuters)

(Ảnh: AP)

(Ảnh: AP)

Người dân cầu mưa cũng phải đeo khẩu trang vì khói bụi. (Ảnh: AP)

Phương Anh

Tin mới