Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nơi nào cáp quang dễ bị đứt nhất thế giới?

Đảm nhiệm lưu thông phần lớn Internet toàn cầu, nhưng cáp quang biển lại rất "mong manh", đặc biệt là tuyến cáp đi qua Biển Đỏ giúp kết nối Việt Nam đến thế giới.

Cáp quang biển quốc tế Asia Africa Europe 1 (AAE-1) là một trong những tuyến cáp trọng điểm của mạng lưới Internet thế giới. Có chiều dài hơn 25.000 km, AAE-1 đi từ Biển Đông đến châu Âu, đưa Internet đến hơn 10 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Do đó, sự cố đứt cáp nghiêm trọng vào ngày 7/6 ở Biển Đỏ, đoạn gần Ai Cập đã khiến hàng triệu người gặp tình trạng mạng chập chờn và mất kết nối hoàn toàn.

Xương sống của Internet toàn cầu

Vào thời điểm đó, các chuyên gia không thể tìm ra nguyên nhân, nhưng sự cố với tuyến cáp AAE-1 đã “ảnh hưởng đến 7 quốc gia và hàng loạt các dịch vụ trọng yếu”, Rosalind Thomas, Giám đốc của SAEx International Management, cho biết.

AAE-1 là một trong những tuyến cáp quang biển quan trọng, kết nối châu Á, châu Phi và châu Âu. (Ảnh: AAEone)

Trong đó, Ethiopia là quốc gia chịu hậu quả nặng nề nhất khi mất 90% kết nối mạng. Các dịch vụ đám mây của Google, Microsoft và Amazon cũng ngừng hoạt động.

Sự cố này cho thấy tuyến cáp quang biển trên thực tế rất “mong manh” nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong hệ thống cơ sở vật chất Internet. Chúng là một phần trọng yếu trong xương sống Internet, đảm nhiệm về truyền dẫn phần lớn dữ liệu trên toàn cầu, đồng thời kết nối nhiều mạng lưới khác nhau như cột mạng di động và kết nối Wi-Fi.

Trong đó, Biển Đỏ, nằm ở Trung Đông giữa Ai Cập và Ả Rập Saudi, được xem là một trong những điểm kết nối Internet lớn nhất thế giới, nhưng cũng là nơi mong manh nhất của hệ thống này. 16 cáp biển chạy qua khu vực này hoàn toàn có thể hư hỏng nếu bị tác động bởi neo tàu hay động đất.

Cáp quang biển quốc tế thường xuyên xảy ra, đặc biệt là tại khu vực châu Á. (Ảnh: Getty Images)

“Ở đâu lưu lượng chảy qua nhiều nhất, ở đó sẽ có điểm dễ bị tấn công. Vì là nơi tập trung nhiều tuyến cáp toàn cầu, Biển Đỏ trở thành điểm yếu ớt nhất của Internet thế giới”, Nicole Starosielski, giáo sư tại New York University, nhận định.

Ai Cập trở thành “điểm nghẽn”

Trên thực tế, khoảng 17% lưu lượng Internet thế giới đều phải đi qua tuyến cáp Biển Đỏ với tốc độ 178 triệu MB/s.

Theo Doug Madory, Giám đốc phân tích Internet tại Kentik, đặc điểm địa lý là lý do chính khiến vùng biển gần Ai Cập trở thành “điểm nghẽn” của Internet toàn cầu. Cáp biển nếu muốn rút ngắn tối đa chiều dài phải đi qua quốc gia này.

Ngược lại, nếu muốn đi qua các vùng khác, tuyến cáp phải đi qua Syria, Iraq, Iran hoặc Afghanistan, những khu vực thường xuyên có chiến sự. Đảm nhiệm lượng dữ liệu khổng lồ như vậy nhưng đây lại nơi thường xuyên xảy ra sự cố mất mạng. “Biển Đỏ ở Ai Cập có vùng nước nông nên rất dễ bị đứt cáp”, Madory cho biết.

Do đó, để phòng ngừa trường hợp xấu nhất, các công ty công nghệ sẽ sử dụng nhiều tuyến cáp khác nhau để truyền dẫn dữ liệu. Nếu có một cáp bị hư hỏng, lưu lượng sẽ được định tuyến lại sang các cáp khác. Đây cũng chính là lý do các ông lớn như Google, Facebook và Microsoft chi hàng trăm triệu USD để xây tuyến cáp biển Internet của riêng mình trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, những giải pháp này vẫn chưa thể thay thế cáp biển truyền thống. Đơn cử như dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của Elon Musk mới chỉ có thể sử dụng ở các vùng sâu vùng xa hoặc dùng làm phương án dự phòng.

“Chúng không thể đảm nhiệm hàng trăm terabit dữ liệu truyền qua các châu lục. Chỉ có cáp biển mới làm được điều này”, Alan Mauldin, Giám đốc nghiên cứu tại TeleGeography, nói.

Do đó, các tổ chức cần có biện pháp bảo vệ các tuyến cáp chạy qua Ai Cập. “Tuyến cáp này rất quan trọng đối với an ninh quốc gia và nền kinh tế vì đóng vai trò quan trọng, giúp vận hành mọi thứ”, Mauldin cho biết.

Theo chuyên gia, nhiều “trạm” trên đất liền cho phép cáp quang đi qua đã được xây dựng cạnh bờ biển Ai Cập. Các công ty viễn thông của quốc gia này cũng bắt đầu thành lập tuyến cáp trên đất liền dọc Kênh đào Suez, sử dụng các ống dẫn bằng bê tông để bảo vệ dây cáp Internet.

Hồi tháng 7/2021, Google cũng khởi động tuyến cáp biển Blue-Raman, giúp kết nối Ấn Độ với Pháp qua Biển Đỏ, mà không đi qua Ai Cập.

Nguồn: Zing News

Tin mới