Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nối gót Trump, Biden tiếp tục 'cuộc chiến trừng phạt' của Mỹ khắp thế giới

(VTC News) -

Biden đảo ngược nhiều chính sách của người tiền nhiệm nhưng một yếu tố gần như vẫn được giữ nguyên là các biện pháp trừng phạt.

Sau khi Biden lên nắm quyền, chính quyền của ông duy trì các hạn chế kinh tế, ngoại giao và đi lại trên diện rộng hoặc có mục tiêu với ít nhất 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Đơn cử như với Cuba, chính quyền Biden không hề cho thấy ý định đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước bảo trợ khủng bố dù lật ngược quyết định của ông Trump về một số phong trào như Houthi.

Biden khẳng định ông sẽ không gỡ bỏ trừng phạt với Iran trừ khi Tehran ngừng làm giàu uranium - điều mà chính quyền tiền nhiệm làm rõ nhiều lần với Tehran. 

Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Ảnh: Reuters)

Thậm chí với Triều Tiên, nhà lãnh đạo Mỹ không hề bày tỏ thiện chí với Bình Nhưỡng như người tiền nhiệm. Các chuyên gia dự đoán các chính sách với Bình Nhưỡng dưới thời Biden có thể sẽ cứng rắn hơn do quốc gia Đông Bắc Á tiếp tục cho thấy họ vẫn quyết tâm theo đuổi vũ khí hạt nhân. 

Mỹ vẫn duy trì các biện pháp trừng phạt với các cá nhân và tổ chức của hai đối thủ chiến lược hàng đầu là Trung Quốc và Nga. 

Không lâu sau cuộc chính biến ở Myanmar, Washington cũng sớm công bố các lệnh trừng phạt đối với các tướng lĩnh quân đội nước này.

Một số chuyên gia ủng hộ việc thực thi các lệnh trừng phạt, coi đó như hành động thực tế hoặc ít nhất là mang tính biểu tượng nhằm thực thi chính sách đối ngoại của Mỹ. 

Tuy nhiên, một số ý kiến khác, trong đó có Giáo sư Peter Beinart tới từ Đại học New York lo ngại chiến lược này không những không thúc đẩy lợi ích của Mỹ mà còn làm giảm ảnh hưởng của Washington, đồng thời để lại những hậu quả tồi tệ hơn. 

Ông Beinart so sánh chiến dịch trừng phạt lâu dài của Mỹ với các "cuộc chiến tranh bất tận” của lực lượng Mỹ ở nước ngoài. 

"Với mong muốn duy trì vào chính sách đối nội, tôi lo ngại chính quyền Biden đang áp dụng cách tiếp cận lo ngại rủi ro đối với chính sách đối ngoại. Đó là cố gắng không gây chiến ở Washington trừ các trường hợp cần thiết. Tôi e rằng điều này có nghĩa họ chấp nhận các chính sách như trừng phạt được sử ủng hộ của lưỡng đảng ngay cả khi chúng gây nguy hiểm cho quyền lực của Mỹ", vị giáo sư khẳng định. 

Song Hy

Tin mới