Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Làn gió mới cho bất động sản du lịch Việt Nam

Du lịch kết hợp với chăm sóc sức khoẻ đang trở thành “mỏ vàng” trị giá hàng nghìn tỷ đô la cho ngành bất động sản nghỉ dưỡng.

Không phải ngẫu nhiên khi được hỏi về triển vọng phát triển ngành du lịch chăm sóc sức khoẻ tại Việt Nam, ông Phạm Hà, Giám đốc hãng lữ hành Luxury Travel thốt lên rằng: “Một thị trường ngách đầy tiềm năng nhưng chưa được khai thác”.

Ngành kinh doanh siêu lợi nhuận

Mặc dù là khái niệm mới ở Việt Nam nhưng du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chăm sóc sức khoẻ - hay còn gọi là wellness tourism - ngày càng thịnh hành trên thế giới với giá trị hàng nghìn tỷ đô la mà Việt Nam không thể bỏ lỡ cơ hội khai thác.

Trong khi du lịch y tế là đi du lịch kết hợp với khám chữa bệnh thì du lịch wellness là mô hình du lịch kết hợp giữa nghỉ dưỡng với tăng cường sức khoẻ thể chất và tinh thần bằng cách dịch vụ như thể dục dưỡng sinh, thiền, yoga, spa, tắm khoáng nóng, thanh lọc cơ thể, giảm cân. Ngày nay, ngày càng nhiều người đối mặt với nguy cơ béo phì, cao huyết áp, nghiện rượu, nghiện thuốc, mất ngủ, lo lắng và căng thẳng nên có nhu cầu đi du lịch để tái tạo năng lượng và chăm sóc bản thân.

Những thay đổi này là động lực khiến cho ngành du lịch wellness trở thành xu hướng mới và tăng trưởng mạnh mẽ. TheoGlobal Wellness Institute, du lịch wellness tăng trưởng với tốc độ 10% trong giai đoạn 2015 – 2017 và đạt doanh thu 640 tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2017. Cơ quan này dự báo, ngành này sẽ tăng trưởng bình quân 7,4% trong giai đoạn 2017 – 2022 và sẽ phá mốc doanh thu 919 tỷ USD, cao hơn cả tốc độ tăng trưởng chung của ngành du lịch vào khoảng 6,4%.

 

Một trong những điểm mạnh của du lịch chăm sóc sức khoẻ là mang lại siêu lợi nhuận. Dữ liệu của Global Wellness Intitute cho thấy, một khách du lịch chi tiêu trung bình 1.528USD cho mỗi chuyến đi nghỉ dưỡng kết hợp với chăm sóc sức khoẻ, cao hơn 58% so với du khách đi với mục đích du lịch tham quan. Mặc dù khách du lịch wellness nội địa chi tiêu ít hơn, khoảng 609USD nhưng lại cao hơn 173% so với khách du lịch nội địa thông thường.

Nhiều nước và nhiều chuỗi khách sạn đã nhanh chóng nhận ra “mỏ vàng tỷ đô” của ngành du lịch wellness và đã tính toán khai thác ngành kinh doanh siêu lợi nhuận này ngay từ khâu thiết kế, dịch vụ, tiện ích và chương trình hoạt động. Họ thiết kế giường ngủ và ánh sáng giúp ngủ ngon hơn, lắp đặt cửa sổ và rèm ngăn ánh sáng và tiếng ồn tốt hơn, trang bị thiết bị và video tập thể dục ngay trong phòng, những thực đơn nhà hàng lành mạnh hoặc spa mọi lúc mọi nơi.

Khai mở cơ hội đầu tư mới cho Việt Nam

Theo nhìn nhận của ông Hà, du lịch wellness có thể trở thành một sản phẩm du lịch trọng yếu, góp phần gia tăng sức hút cho ngành du lịch Việt Nam để có thể đón được 32 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2025 và 47 triệu lượt vào năm 2030 như tham vọng đặt ra trong dự thảo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2020-2030.

Mặc dù du lịch Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây nhưng theo ông Hà, sản phẩm du lịch vừa thừa vừa thiếu. Việt Nam vẫn thiếu các sản phẩm du lịch có thể mang lại những trải nghiệm mới, chân thực, gắn bó sâu sắc với đời sống, văn hoá, di sản và lịch sử của điểm đến. Chính vì thế, phát triển du lịch chăm sóc sức khoẻ là một trong những hướng đi tạo sự khác biệt và tăng tính cạnh tranh mà các nhà phát triển bất động sản du lịch hoàn toàn có thể khai thác với hiệu quả cao.

 

Ông Hà Văn Siêu, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, khách quốc tế Việt Nam tăng cao giai đoạn vừa qua chủ yếu là do nhu cầu tham quan, khám phá. Tỷ trọng khách quốc tế và khách nội địa du lịch dài ngày còn thấp, phổ biến vẫn là loại hình du lịch biển, du lịch lễ hội và khách có nhu cầu chuyên biệt chưa rõ nét.

Trong khi đó đang nổi lên xu hướng khách du lịch quan tâm nhiều hơn đến chất lượng trải nghiệm của điểm đến và sẽ lưu lại dài ngày hơn nếu điểm đến có nhiều trải nghiệm thú vị. Điều này đòi hỏi các nhà đầu tư bất động sản du lịch cần phát triển các loại hình lưu trú kết hợp với các hoạt động và trải nghiệm.

Ông Hà cho biết, đã có một số khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng kết hợp với chăm sóc sức khoẻ, nhưng chưa trở thành một xu hướng lớn. Vì thế, dư địa cho các dự án bất động sản nghỉ dưỡng phát triển phân khúc này còn rất lớn.

Không phải đợi lâu, “mỏ vàng tỷ đô” này sẽ sớm được khai thác ở Phú Quốc bởi một tập đoàn tư nhân lớn, với kế hoạch tiên phong phát triển một thiên đường nghỉ dưỡng, giải trí và chăm sóc sức khoẻ với những giá trị đỉnh cao của dưỡng sinh, tái tạo năng lượng và khơi nguồn sức sống của cả thể chất và tinh thần.

Với tổng diện tích hơn 200ha và trải dài hơn 1,5km bãi biển tuyệt đẹp ngay gần trung tâm thị trấn Dương Đông, dự án là nơi hội tụ những tên tuổi nghỉ dưỡng hàng đầu thế giới kết hợp với những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ như trung tâm kiểm tra sức khoẻ 4.0, trung tâm thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp, khu đông y, vườn thiền, chuỗi nhà hàng thực dưỡng, trang trại hữu cơ.

Đây cũng sẽ là điểm đến với vô vàn trải nghiệm như công viên nước thiên nhiên, thể thao dưỡng sinh, câu lạc bộ thuyền buồm, khu triển lãm nghệ thuật. Đặc biệt, dự án sẽ áp dụng công nghệ mới về môi trường lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam với mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái nghỉ dưỡng xanh và bền vững.

Đức Tú

Tin mới