Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Điều phi thường 'Người rừng' đã làm khiến cả thế giới nể phục

Người đàn ông Ấn Độ đã kiên trì gieo từng cây giống trên một vùng đất trơ trọi trong suốt 40 năm, thành quả của ông là tạo ra một khu rừng lớn, trở thành nơi trú ngụ của nhiều loài động vật.

Yêu thích thiên nhiên và quyết tâm giữ gìn mảnh đất quê hương, ông Jadav Payeng đến từ Majuli, hòn đảo trên sông ở Assam, Ấn Độ đã một tay tạo nên khu rừng có diện tích lớn gần 600 ha.

Payeng, khi đó là một chàng trai mới 16 tuổi bắt đầu nhận ra mảnh đất quê hương đang rơi vào tình trạng xói mòn nghiêm trọng sau trận lũ quét và hạn hán nghiêm trọng vào năm 1979. Để ngăn chặn tình trạng này, Jadav bắt đầu tính đến chuyện trồng cây. 

Ông Jadav Payeng bắt đầu gieo trồng những cây non đầu tiên cách đây gần 40 năm.  

Xuất phát điểm đầu tiên là 5 cây non được các già làng tặng. Nhưng càng trồng, ông Payeng càng muốn trồng nhiều cây hơn. Sau 39 năm, thành quả của ông giờ đây là cả một cánh rừng rộng 550 ha Anh, là nơi trú ngụ của hổ Bengal, tê giác, kền kền và 115 con voi.

Người đầu tiên phát hiện ra câu chuyện phi thường này là nhà đam mê động vật hoang dã Jitu Kalita, người đã vô tình trông thấy "một khu rừng ở xa xa" khi tới chụp ảnh ở con sông Brahmaputra, chảy quanh đảo Majuli. 

"Tôi bắt đầu đi về phía nó và đến nơi, tôi không thể tin vào mắt mình. Cả một cánh rừng rậm rạp ở một vùng đất trống cằn cỗi", Kalita nhớ lại. 

Kalita sau đó bị cuốn hút bởi câu chuyện của ông Payeng trước khi đặt bút viết về "Người rừng của Ấn Độ" và khiến Payeng trở nên nổi tiếng khắp cả nước. 

Ông Payeng hiện mưu sinh bằng công việc bán sữa bò cùng vợ cho dân làng. Nhưng mỗi ngày, ông vẫn dành thời gian tới thăm cánh rừng mình tự tay trồng. Payeng nói rằng ông sẽ tiếp tục trồng cây cho tới hơi thở cuối cùng. 

Hòn đảo Majuli từng xảy ra xói mòn nghiêm trọng do hạn hán và lũ quét nghiêm trọng. (Ảnh: Youtube/William D. McMaster)

Chia sẻ về quá trình trồng cây, gây rừng trong gần 4 thập kỷ qua, ông Payeng nói rằng ban đầu mọi thứ rất tốn thời gian nhưng mọi chuyện giờ đơn giản hơn nhiều vì cây tự gieo hạt. Động vật hoang dã khi tìm được nơi chốn mới cũng kéo về đây nhiều hơn. Nhưng khi cánh rừng phát triển, khó khăn bắt đầu tới với Payeng khi ông phải đối mặt với những kẻ săn bắt động vật và lâm tặc. 

Những nỗ lực của Payeng bắt đầu được công nhận vào năm 2015 khi chính phủ Ấn Độ vinh danh ông với giải thưởng Padma Shri. Nhiều nhà khoa học cũng nhắc tới ông Payeng như một ví dụ để mọi người noi theo. 

Giờ đây, khi đã được công nhận, Payeng chia sẻ ước mơ của ông là được lấp đầy hòn đảo Majuli và mở rộng cánh rừng hiện có lên diện tích khoảng 2000 ha. 

Dưới đây là những hình ảnh về cánh rừng rộng 550 ha mà "người rừng Ấn Độ" vun trồng trong 39 năm qua: 

Sau khi kết thúc công việc phụ vợ vắt sữa bò, tới trưa, Payeng mới bắt đầu đi thăm cánh rừng ông đặt tên là Mulai Kathoni. Để tới được đây, ông phải đạp xe gần 2 km sau đó lên thuyền qua sông rồi tiếp tục đạp xe thêm 4 km để tới khu rừng. 

Payeng chia sẻ ông không quen với cuộc sống trong những "khu rừng bê tông" ở thành phố hay những căn phòng điều hòa máy lạnh. "Ở đó mọi người chiến đấu với nhau. Còn mọi người ở đây không đấu tranh. Họ làm việc, ăn, thở và sống trong hòa bình".  

Ước mơ của ông là được lấp đầy hòn đảo Majuli và mở rộng cánh rừng hiện có lên diện tích khoảng 2000 ha.

 Payeng tiết lộ rằng dù diện tích cách rừng đã lên tới tới hơn 500 ha nhưng ông vẫn có thể xác định được vị trí những cây non đầu tiên mà mình gieo trồng cách đây 39 năm. 

Song Hy

Tin mới