Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cúc áo anh rơi thảm cỏ nhà người - thân phận đàn bà qua những trang thơ

05:59 15/10/2015 Phim

(VTC News) - Cúc áo anh rơi thảm cỏ nhà người - thân phận đàn bà qua những trang thơ của nữ thi sĩ thuộc thế hệ 8X Việt Hưng.

(VTC News) - Cúc áo anh rơi thảm cỏ nhà người - thân phận đàn bà qua những trang thơ của nữ thi sĩ thuộc thế hệ 8X Việt Hưng.


Việt Hưng là cô gái thuộc thế hệ trẻ 8X hiện đang sinh sống và làm việc tại Thanh Hóa. Đến với thơ ca như một duyên nợ và trở thành niềm đam mê mãnh liệt từ nhỏ, Việt Hưng viết thơ như một nhu cầu hàng ngày của bản thân.

Gần như ngày nào, trên trang facebook cá nhân của cô cũng đăng tải những sáng tác mới giành tặng bạn bè và độc giả. Mới đây, cô đã cho ra mắt tập thơ đầu tay "Cúc áo anh rơi thảm cỏ nhà người" và nhận được sự đồng cảm và đón nhận của đông đảo bạn đọc.

Thơ Việt Hưng mang đậm dấu ấn của lứa tuổi trẻ: mạnh mẽ, đầy nữ tính. Khao khát bộc lộ mình; niềm vui, nỗi buồn, đau và thảng thốt, những chiêm nghiệm từ cuộc đời... tất cả đều được nói ra thẳng băng, không giấu diếm. Tập thơ dày hơn 100 trang với 39 bài thơ, phần nhiều trong số đó là những bài thơ tình được viết bằng một âm vực thơ giàu tính tự sự.

Cúc áo anh rơi thảm cỏ nhà người

Đọc "Cúc áo anh rơi thảm cỏ nhà người" ta không có cảm giác Việt Hưng đang làm thơ mà như cô đang viết một cuốn nhật ký ghi lại những khoảng lặng trong cuộc sống hàng ngày.

Là những câu chuyện, cảm xúc thật của bản thân, bạn bè, người quen đâu đó của cô. Âm hưởng thơ thủ thỉ, giống như đang trò truyện với một người tri âm, tri kỷ, một người bạn xa lâu lắm mới gặp mà thỏa thuê bày tỏ, tâm tình.


Thân phận đàn bà được khắc họa trong thơ Việt Hưng ở rất nhiều hoàn cảnh, tâm tư, góc khuất. Lúc là hình ảnh người vợ quay quắt đợi chồng trong bữa cơm dọn sẵn: "Anh biết nhiều khi em buồn lắm/Cơm đã dọn ra mà anh cũng chẳng về/Những đứa trẻ bám đòi mẹ bế/ Nhà tối đèn thời gian chậm lê thê"; 

Là những cảm xúc đổ vỡ thường xuyên giày vò đến mức phải thốt lên: "Nếu một ngày em giận bế con đi/mình chia tay/em về với mẹ";

Là người đàn bà ôm nỗi đau đáu về sai lầm thời trai trẻ của chồng Cúc áo rơi thảm cỏ nhà người anh chẳng bận tâm đâu/nhưng em một đời bạc đầu tìm lại/ Mãi tiếc thương nỗi đau thời trẻ dại/ Thảm cỏ nhà người, nơi cúc áo anh rơi;

Là cảm giác đau đến tột cùng của người vợ, người mẹ khi người chồng người cha của cuộc đời mình ra đi không một lời giải thích: Con mình hay hỏi em về bố/Mẹ ơi sao bố đi lâu mãi chẳng về/ Anh biết không hàng vạn đêm em nhìn con ngủ say mà muốn cầm dao đâm nát ngực mình/ Rồi hét lên như tù nhân chịu án tử hình sáng sớm.

Việt Hưng cũng viết nhiều về tình nhân, nhưng trong thơ chị, tình nhân không đáng giận mà ngược lại đáng thương. Giống như một người bạn, người chị đang khuyên nhủ em gái mình, chị viết: Phận tình nhân em ăm ắp nước mắt phận đời/Đêm trống đêm vá lòng ước mong trời sáng/ Ước có thể bắt đầu với một người đàn ông khác/ Một người thương/ Dọn sẵn mâm cơm ngóng đợi em về.

Có một điểm chung trong hình ảnh những người đàn bà mà chị viết đó là họ mong manh, nhạy cảm, khát khao yêu và dễ tổn thương. Nhưng bất chấp những nỗi đau cuộc đời để lại, họ vẫn khát khao được hi sinh, chia sẻ, bao dung với người yêu, người bạn đời của mình. Có lẽ vì thế,

thơ Việt Hưng dễ chạm đến trái tim của bạn đọc

, đặc biệt là nữ giới.

Viết về thân phận đàn bà nhưng bằng tấm lòng cảm thông, nhân hậu, Việt Hưng không để nhân vật của mình dừng lại đứng với nỗi đau. Vẫn giữ được bản lĩnh riêng đừng níu kéo anh ơi/ nếu không thể làm em tin nhà là nơi suốt cuộc đời có anh luôn bên... bình yên hạnh phúc.

Nhưng quá trình sống đã giúp Việt Hưng cân bằng được để đưa sự trải của mình thành nhận thức, thành đúc kết: số mệnh cuộc đời đâu phải một bức tranh/ hạnh phúc không như món quà/ hạnh phúc là giành giật/ khi ta đi qua những trang đời khó nhất/ ta cần nhau và biết sống vì nhau

Và đáng quý nhất là nhân vật trong thơ Việt Hưng là vẫn lấp lánh cái tình. Một ngày nên nghĩa. Cái nghĩa tao khang. Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng. Chính cái sợi tơ lòng tưởng như mảnh mai ấy lại rất bền chặt và đủ sức để bất chấp trở ngại, buộc họ, kéo họ lại với nhau.

Trần Nghĩa


Nguồn:

Tin mới