Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Điều cần biết về bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong bán lẻ

(VTC News) -

Dưới đây là 4 hình thức bán hàng được quy định trong bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực bán lẻ mà doanh nghiệp nên biết khi tham gia đề án.

Video: Giới thiệu bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực bán lẻ

Trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng giai đoạn 2021-2025, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) được giao nhiệm vụ mỗi năm xây dựng bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong một ngành, lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ đặc thù và tuyên truyền, vận động để doanh nghiệp trong ngành tuân thủ, áp dụng bộ tiêu chí nhằm hướng đến tăng cường bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Năm 2021, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã xây dựng Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực bán hàng trực tiếp.

Mặc dù pháp luật hiện hành chưa quy định khái niệm “bán hàng trực tiếp”, tuy nhiên, từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, có thể hiểu bán hàng trực tiếp là hoạt động bán lẻ, trong đó hàng hóa được tiếp thị và bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

Bán hàng trực tiếp thường bao gồm 4 hình thức sau đây:

Bán hàng đa cấp, được hiểu là hoạt động bán hàng thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng của mình và của những người khác trong mạng lưới.

Bán hàng tận cửa, được hiểu là trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện việc bán hàng hóa, dịch vụ tại nơi ở hoặc nơi làm việc của người tiêu dùng.

Bán hàng tại các địa điểm không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên, được hiểu là hình thức bán hàng, trong đó bên bán giới thiệu hoặc bán hàng hóa tại các địa điểm không phải là địa điểm bán lẻ cố định.

Bán hàng trực tuyến, được hiểu là hoạt động bán hàng trực tiếp thông qua mạng Internet.

Đặc điểm chung của các loại hình bán hàng trực tiếp nêu trên là có sự tiếp cận trực tiếp giữa người bán với người tiêu dùng cuối cùng để tiếp thị và bán sản phẩm. Quyết định mua sản phẩm của người tiêu dùng chủ yếu dựa vào sự giới thiệu, tiếp thị của người bán thay vì cân nhắc dựa trên những cảm quan về mặt vật lý. Bởi vậy, việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các chuẩn mực đạo đức trong thực hành sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp có ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng luôn được đặt lên hàng đầu và bảo vệ tối đa, việc áp dụng Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực bán hàng trực tiếp là hết sức cần thiết.

Hạo Nhiên

Tin mới