Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cổ phiếu Petrolimex giảm, lợi nhuận ‘vơi’ 17 tỷ đồng sau soát xét

Mã chứng khoán PLX giảm 400 đồng mỗi cổ phiếu, tương ứng 0,7% trong ngày giao dịch cuối tuần khiến vốn hóa thị trường bị thổi bay hơn 68 tỷ đồng.

Chốt lại phiên giao dịch 6/9, mã PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đứng mức 60.600 đồng/cổ phiếu, giảm 0,7%, tương đương mỗi cổ phiếu mất 400 đồng. Với hơn 1,7 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa thị trường của Petrolimex giảm hơn 68 tỷ đồng, tạm thời ghi nhận mức 70.951 tỷ đồng.

 Theo báo cáo hợp nhất bán niên mới công bố của Petrolimex, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là gần 2.528 tỷ đồng, chênh lệch hơn 17,3 tỉ đồng so với con số sau soát xét. (Ảnh: PLX)

Cổ phiếu PLX tăng mạnh 19,06% từ đầu năm (1/1 – 6/9), tuy nhiên giảm sâu từ đầu tháng 8. Theo đó, từ 1/8 – 6/9, mã PLX giảm 7,48%, tương ứng mỗi cổ phiếu mất 4.900 đồng.

Mã PLX của Petrolimex giao dịch trên thị trường chứng khoán từ tháng 4/2017. Giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên là 48.900 đồng/cổ phiếu. Kể từ khi niêm yết, cổ phiếu PLX tăng trưởng 59,4%.

Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên vừa được công bố của Petrolimex cho thấy doanh nghiệp đứng đầu về kinh doanh xăng dầu đạt lợi nhuận sau thuế gần 2.528 tỷ đồng. Mức lợi nhuận sau kiểm toán ghi nhận cao song giảm hơn 17 tỷ đồng so với con số PLX tự lập trước đó.

Ngoài giảm lợi nhuận, tại báo cáo kiểm toán, đơn vị kiểm toán độc lập KPMG có lưu ý một công ty con của Petrolimex đã trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 135 tỷ đồng.

Kiểm toán viên cho rằng, việc ghi nhận khoản dự phòng hàng tồn kho này chưa phù hợp với các quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 - hàng tồn kho, theo đó dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần được lập dựa trên ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được tại ngày kết thúc kỳ kế toán.

Theo cơ quan kiểm toán, nếu Petrolimex ghi nhận dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo đúng quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam thì giá vốn bán hàng và cung cấp dịch vụ cùng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng tương ứng 135 tỷ đồng.

Từ đó, thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng 27 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng gần 64 tỷ đồng và lợi ích cổ đông không kiểm soát tăng hơn 44 tỷ đồng.

Theo giải trình từ phía Petrolimex, nhu cầu về sản lượng tiêu thụ của các hãng hàng không tăng cao vào những tháng cuối quý II, quý III nên Công ty cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex (công ty con do Petrolimex nắm 59% vốn) đã nhập hàng dự trữ nhằm đảm bảo nguồn cung ứng cho nhu cầu. Do các khách hàng lớn giảm sản lượng mua nên tồn kho tăng cao.

Bên cạnh đó, giá xăng dầu diễn biến không ổn định trong quý II/2019 (tăng trong hai tháng đầu quý và giảm vào tháng cuối quý). Theo PLX, xu hướng này dự báo sẽ vẫn còn tiếp tục cho đến cuối năm.

Do đó, thay vì trích lập dự phòng dựa theo giá trị thuần có thể thực hiện được tại ngày cuối kỳ kế toán thì Petrolimex trích lập dựa trên những ước tính về sự suy giảm giá trị thuần của hàng tồn kho đến cuối năm 2019 theo nguyên tắc thận trọng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/9, chỉ số VN-Index giảm 2,71 điểm, còn 974,08 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 161 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 3.808 tỷ đồng.

HNX - Index đóng cửa ở mức 100,92 điểm, giảm 0,05 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 20 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 219 tỷ đồng.

Chốt phiên, hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn giảm điểm. Theo đó, VIC giảm 0,7%, VHM giảm 0,2%, MSN giảm 0,7%, HPG giảm 1,4%, BID giảm 1,3%, VCB giảm 0,4%, CTG giảm 0,3%.

Ngược hướng thị trường VNM tăng 0,7%, VPB tăng 0,5%, MWG tăng 0,7%, GAS tăng 0,3%, EIB tăng 1,2%.

Nhìn chung nhóm chứng khoán, ngân hàng, dầu khí, dệt may giao dịch vẫn khá ảm đạm.

Hoàng Hưng

Tin mới