Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chủ tịch Quốc hội: 'Phát biểu của Thủ tướng Singapore không phản ánh đúng sự thật'

Chủ tịch quốc hội cho rằng phát biểu của Thủ tướng Singapore không phản ánh đúng sự thật và cả thế giới biết quân tình nguyện Việt Nam sang giúp Campuchia.

Ngày 18/6, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIV tại huyện Phong Điền và quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri.

Tại các buổi tiếp xúc, cử tri TP Cần Thơ đóng góp nhiều ý kiến, kiến nghị liên quan đến nhiều vấn đề như: Cải cách giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế, đầu tư hạ tầng giao thông BOT bộc lộ nhiều bất cập; cách tính giá điện theo thang bậc chưa hợp lý; thực trạng tài nguyên nước tại ĐBSCL...

Cử tri Nguyễn Văn Kích trình bày bức xúc trước phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng Việt Nam xâm lược, chiếm đóng Campuchia và cho rằng đây là chuyện xuyên tạc lịch sử.

Trả lời cử tri Nguyễn Văn Kích, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, phát biểu của Thủ tướng Singapore không phản ánh đúng sự thật

“Phát biểu đó không phản ánh đúng sự thật. Cả thế giới biết quân tình nguyện Việt Nam sang giúp Campuchia đánh đuổi bọn diệt chủng, cứu nhân dân Campuchia. Chỉ có Việt Nam đến giúp để giải phóng Campuchia.

Thủ tướng Hun Sen rồi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, các quan chức Campuchia đã phản ứng ngay lập tức sau phát biểu này. Chúng ta cũng có những phản ứng qua đường ngoại giao và qua nhiều kênh. thế giới cũng ủng hộ cho Việt Nam. Đó là lịch sử không thể thay đổi được”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Trước lo lắng về thực trạng tài nguyên nước tại ĐBSCL hiện nay đang bị đe dọa nghiêm trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ sự đồng tình với phản ánh của bà con cử tri. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nguồn nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với khu vực ĐBSCL, đây là yếu tố tác động trực tiếp đến 20 triệu dân trong vùng.

Thời gian tới, Quốc hội sẽ cho rà soát lại việc tổ chức, thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến luật Tài nguyên nước mà trước đó Quốc hội khóa XIII đã thông qua. Từ đó, đánh giá lại các điểm còn bất cập, hạn chế và nếu cần thiết sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình.

THANH TIẾN

Tin mới