Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

'Người tiêu dùng vẫn còn dễ dãi khi mua bán thực phẩm'

Mỗi ngày, người Hà Nội tiêu thụ 1.000 tấn thịt, 3.000 tấn rau, dù ăn lượng lớn thực phẩm như vậy nhưng nhiều người vẫn quá dễ dãi trong việc mua thực phẩm.

(VTC News) – Mỗi ngày, người  Hà Nội tiêu thụ 1.000 tấn thịt, 3.000 tấn rau, dù ăn lượng lớn thực phẩm như vậy nhưng nhiều người vẫn quá dễ dãi trong việc mua thực phẩm.

Thông tin trên được các khách mời đưa ra tại chương trình đối thoại trực tuyến với chủ đề: Chống thực phẩm bẩn - “cuộc chiến” bắt đầu từ cơ sở

diễn ra ngày 26/5 tại cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn cho biết:  Gần đây, hoạt động thanh tra đã được tăng cường nên hàng tuần đều có các vụ vi phạm bị xử phạt, công bố công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Thủ tướng đã yêu cầu khi thanh tra nếu phát hiện vi phạm phải có biện pháp tăng cường để đủ sức răn đe.

Khách mời tham gia đối thoại trực tuyến.

Trong khi đó, ông Đỗ Hữu Tuấn, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế nói: "Trong năm 2015, tổng số cơ sở được kiểm tra an toàn thực phẩm là 500 nghìn cơ sở, xử lý vi phạm trên 30 tỷ đồng.

Trong 5 tháng đầu năm 2016, gần 200 nghìn cơ sở được kiểm tra, các đơn vị vi phạm bị xử phạt 19 tỷ đồng".

Ông Tuấn cho biết, ngành y tế Hà Nội sẽ tập trung quản lý phụ gia thực phẩm.


Nhiều người còn dễ dãi khi chọn thực phẩm.

Hiện nay, nông lâm sản Việt Nam xuất khẩu với doanh thu trên 31 tỷ USD. Việt Nam là cường quốc xuất khẩu và đáp ứng được quy định chặt chẽ của châu Âu, Nhật Bản về an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, theo ông Tiệp, có nhiều sự cố về an toàn thực phẩm do bối cảnh sản xuất nhỏ lẻ của Việt Nam với trên 10 triệu hộ nông dân.

Thực phẩm mất an toàn nhiều nhất do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh… Vì vậy, dân như lạc vào ma trận thực phẩm bẩn.

Để kiểm soát thực phẩm bẩn, các đơn vị chức năng đã đưa ra giải pháp tăng cường đầu tư máy phát hiện nhanh thực phẩm bẩn đặt tại các chợ đầu mối phục vụ cho công tác thanh kiểm tra.

Từ năm 2011, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn đã được một dự án nước ngoài tài trợ máy phát hiện thực phẩm bẩn.

Nhưng ông Tiệp nhấn mạnh, “thiết bị kiểm tra nhanh thực phẩm là công cụ tốt cho công tác thanh tra kiểm tra và đánh giá về an toàn thực phẩm cho kết quả nhanh tại hiện trường nhưng độ chính xác còn hạn chế nên chỉ được dùng để kiểm tra sơ bộ, sàng lọc ban đầu".



Về phía người tiêu dùng, ông Tiệp cho rằng, cũng có thể nhận biết thực phẩm sạch bằng cảm quan.

"Người dùng đừng ham rau xanh bất thường, quá tươi tốt hay đừng chọn thịt có màu khác với tự nhiên.

Người tiêu dùng nên kỹ tính hơn trước khi chọn mua thực phẩm, tôi thấy nhiều người tiêu dùng vẫn còn dễ dãi khi mua bán thực phẩm”, ông Tiệp nói.

Video: Phanh phui hàng loạt vụ thực phẩm bẩn gây chấn động  


Nam Anh


Nguồn:

Tin mới