Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ai là người đầu tiên vẽ lá cờ Tổ quốc?

(VTC News) -

Người vẽ lá cờ đỏ sao vàng - quốc kỳ của Việt Nam là chiến sĩ cộng sản quê Hà Nam.

1. Ai là người đầu tiên vẽ lá cờ Tổ quốc?

  • A

    Phạm Văn Đồng

  • B

    Đỗ Đình Thiện

  • C

    Nguyễn Hữu Tiến

    Nguyễn Hữu Tiến (1901 - 1941, quê gốc Hà Nam), từng đảm nhận nhiệm vụ xứ ủy viên Nam Kỳ, chiến sĩ cộng sản.
    Tháng 7/1940, tại cuộc họp mở rộng thông qua đề cương khởi nghĩa của Xứ ủy Nam Kỳ, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai mô tả lại một số lá cờ của các nước. Sau đó, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ giao cho đồng chí Nguyễn Hữu Tiến vẽ mẫu lá cờ cách mạng để dùng cho cuộc khởi nghĩa sắp tới.

  • D

    Bạch Thái Bưởi

2. Lá cờ xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa nào?

  • A

    Bắc Sơn

  • B

    Yên Bái

  • C

    Yên Thế

  • D

    Nam Kỳ

    Mẫu cờ được Xứ ủy Nam Kỳ nhất trí thông qua và xuất hiện lần đầu tiên trong khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23/11/1940.
    Tuy nhiên, ông Nguyễn Hữu Tiến không kịp nhìn thấy lá cờ của mình tung bay thì đã bị thực dân Pháp bắt tại cơ quan in báo Đảng vào cuối tháng 7/1940. Khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, bị đàn áp đẫm máu và khủng bố rất tàn bạo. Thực dân Pháp đưa ông Tiến và nhiều yếu nhân của Đảng Cộng sản Đông Dương như Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Hà Huy Tập xử bắn ngày 26/8/1941 tại Hóc Môn, Gia Định.

3. Mẫu lá cờ trên được chọn làm quốc kỳ của Việt Nam vào năm nào?

  • A

    1942

  • B

    1943

  • C

    1944

  • D

    1945

    Sau khởi nghĩa Nam Kỳ, mẫu lá cờ của Nguyễn Hữu Tiến lan rộng và trở thành cờ hiệu của phong trào Việt Minh. Tại Hội nghị Tân Trào (1945) chuẩn bị tổng khởi nghĩa, Quốc dân đại hội nhất trí chọn lá cờ của Nguyễn Hữu Tiến làm quốc kỳ của đất nước Việt Nam lúc bấy giờ.
    Năm 1993, để ghi ơn ông Nguyễn Hữu Tiến, tỉnh Hà Nam xây dựng nhà lưu niệm mang tên: “Nhà lưu niệm Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến”. Ngôi nhà được xây dựng trên nền nhà cũ gồm 4 gian khang trang sạch đẹp. Hiện nơi này do người con gái duy nhất của Nguyễn Hữu Tiến là bà Nguyễn Thị Xu trông nom. Trong căn nhà treo bức tranh sơn dầu vẽ cảnh Nguyễn Hữu Tiến đang ngồi vẽ lá cờ đỏ sao vàng, do cố nhạc sĩ Văn Cao vẽ.

4. Lá cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam có mấy màu?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

    Lá cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam có hình ngôi sao vàng trên nền cờ đỏ và xanh dương, với ý nghĩa nửa trên (màu đỏ) đại diện cho miền Bắc đã độc lập. Nửa dưới (màu xanh dương) tượng trưng cho miền Nam chưa được độc lập, còn dưới ách đô hộ của đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm.
    Sau khi thống nhất đất nước, năm 1976 cả nước tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội; Quốc hội thành lập Nhà nước, Chính phủ và thống nhất quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chọn cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ chính thức của nước Việt Nam. Điều đó thể hiện hai miền Nam, Bắc đã được thống nhất, non sông thu về một mối.
    Lá cờ Việt Nam dân chủ cộng hòa mang ý nghĩa đặc biệt với người dân Việt Nam. Phần nền màu đỏ tượng trưng cho dòng máu đỏ, màu của nhiệt huyết, ý chí, niềm tin cách mạng. Ngôi sao vàng tượng trưng cho ánh sáng cách mạng, màu da vàng của người dân Việt. Năm cánh sao đại diện cho sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, của tầng lớp nhân dân trong đó có sĩ, công, nông, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết, lá cờ đỏ sao vàng đã nhuộm bao nhiêu máu chiến sĩ Việt Nam ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, đã đi từ Á sang Âu lại từ Âu sang Á. Triển lãm cũng trưng bày điều lệ của Thủ tướng năm 1956 về dùng Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

  • D

    4

5. Tên gọi đầu tiên của bài hát Quốc ca là gì?

  • A

    Quốc tế ca

  • B

    Người chiến sĩ

  • C

    Tiếng hát trong lửa đạn

  • D

    Tiến quân ca

    Nhạc sĩ Văn Cao viết ca khúc Tiến quân ca trong những ngày mùa đông năm 1944. Trước đó, nhạc sĩ Văn Cao gặp Vũ Quý - một cán bộ Việt Minh. Sau cuộc gặp, ông được giao nhiệm vụ đầu tiên là viết một bài hát cho quân đội cách mạng. Khi ấy, ông chưa biết chiến khu, chưa gặp các chiến sĩ cách mạng. Nhạc sĩ cứ thế đi dọc các con phố Hà Nội để tìm kiếm những hình ảnh, âm thanh chân thực. Khi bài hát được hoàn thiện, ông Vũ Quý rất hài lòng, xúc động.
    Năm 1946, tác phẩm Tiến quân ca được Quốc hội khóa I chọn làm Quốc ca.
    Năm 1955, trong kỳ họp thứ 5, Quốc hội mời nhạc sĩ Văn Cao đến sửa một số chi tiết trong phần lời.
    Nhà thơ Nguyễn Đình Thi là người đầu tiên xướng âm, nhạc điệu bài hát. Trang văn nghệ đầu tiên của báo Độc lập đã in bài hát bằng bản in đá do Văn Cao viết. 

 

Khánh Sơn

Tin mới